1. PHÂN BÓN VÀ TƯỚI NƯỚC CHO HOA PHONG LAN
Hoa Phong Lan chỉ cần có khí trời và hơi nước là có thể sống và phát triển được. Điều này đúng vì có người chỉ tưới nước thường cây lan cũng sống và cho hoa, nhưng cây lan cũng như tất cả các loại cây trồng khác đều cần phải có đầy đủ chất dinh dưỡng và kích thích tố để phát triển và cho hoa mạnh nhất. Nhìn chung, một cây Phong lan (cả lan rừng lẫn lan cấy mô) đều cần rất nhiều nguyên tố, trong đó nổi bật các nguyên tố da lượng như N (Đạm), P (Lân) và K (Kali) và các nguyên tô vi lượng như Fe (Sắt), Cu (Đồng), Ma (Ma ngan), Bo (Bo), Mo (Molibden)...Chúng ta sẽ tím hiểu
cách chăm sóc hoa phong lan bằng phân bón như thế nào.
Ngoài ra Phong lan cũng cần phải có đầy đủ các nguyên tố bổ sung như Ca (Calci), Mg (ma giê), S (sunphua)... Mỗi một loại nguyên tố đều có giá trị dinh dưỡng riêng của nó, không thể thiếu được.
Ví dụ, đạm cần cho việc đảm bảo Protein và Nuleoprotein trong tế bào, giúp cho sự tăng trưởng của cây (nhất là ở lá) và sự hô hấp. Cây Phong lan thiếu đạm sẽ cằn cỗi, yếu, không xanh tươi và lá nhỏ, hơi vàng. Còn lân rất cần cho sự quang hợp, giúp cho việc tăng cường sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, làm cây chóng ra rễ, nẩy mầm khỏe và sớm có hoa.
Thiếu lân, cây
hoa lan sẽ kém tăng trương, cây nhỏ, sức đề kháng kém, lá xanh pha tím, rễ ít, chậm ra hoa. Còn Kali đảm bảo sự vận chuyển nước và các chát dinh dưỡng trong
cây, luân lưu sự điều hòa như quang hợp, phân hóa tế bào, làm cho cây dự trữ được chất dinh dtfơng. Nếu thiếu Ka li, cây ngừng phát triển, khô dần, lá úa vàng dễ rụng.
Hiện nay, do việc nuôi trồng Phong lan đã đi vào sản xuất công nghiệp, do đó rất nhiều cơ sở sản xuất đã pha sẵn các dung dịch dinh dưỡng để bón cho cây, trong đó chủ đạo gồm 3 nguyên tố chủ yếu N, P, K với các nguyên tố vi lượng bổ sung thích hợp.
Khi Phong lan đã trưởng thành (nhất là các loài Phong lan rừng giai đoạn sinh trưởng khá dài) có thể dùng các loại phân hữu cơ. Thông dụng có thể dùng nước tiểu (pha thật loãng 1/20 và mỗi tuần tưới 2 lần), phân các loài động vật (phân bò, lợn...) ngâm trong nước cho thật mục, lọc lấy nước rồi tưới cho cây (1 phần phân hòa với 30 phần nước). phân chuồng rất giàu các chất N, P, K cùng với các nguyên tố vi lượng cần thiết, nó rất thích hợp cho các loài Phong lan trồng ở luống (trong đó phân bò và phân lợn, được xem là thích hợp nhất). Phân bò tươi có tác dụng ủ mát và kích thích rễ Phong lan phát triển, nếu để hoại sẽ mất đi nhiều chất cần cho cây.
Còn phân lợn có thể bón cho Phong lan trồng ở chậu lớn vừa phân, vừa nước tiểu lợn, nó cũng có tác dụng rất lớn đến sự tăng trưởng của rễ Phong lan, tuy nhiên chỉ nên dùng mỗi
tháng một lần, và đối với Phong lan mới trồng nên pha nồng độ thật loàng (1 phần phân với 100 phần nước).
Ngoài các loài phân chuồng, ngày nay còn dùng rộng rãi các loại phân chim, phân dơi, phân tằm. Chúng đều có lượng N, P, K khá cao, các yếu tố) vi lượng đầy đủ và đặc biệt có cấu trúc tơi, mịn, rất dễ trong việc bón gốc Phong lan. Mỗi chậu Phong lan lớn có thể bón 20 - 30 g mỗi lần và giữ được lâu mới phải bón lại.
Một số nghệ nhân nuôi trồng Phong lan còn dùng khô dầu (bã đậu phộng ép khô) và các xác bã động vật (tôm, cá, lông gà vịt) và mạnh dạn hơn còn dùng cả huyết khô. Các chất hữu cơ này đều ngâm trong nước cho nên men. Để ít ngày cho thật hoại và hết mùi thối. Lọc lấy phần nước, pha loãng mới đem dùng.
Hiện nay với công nghệ kỹ thuật hiện đại hơn, người trồng lan chủ yếu dùng phân hóa học NPK (Đầu Trâu) được sản xuất sẵn với ưu điểm nhanh gọn, dễ dùng, sạch sẽ, tiện lợi, hàm lượng chất hóa học đầy đủ và được ghi tỷ lệ rõ ràng để bón cho phù hợp. Các loại phân hữu cơ ngày xưa tự ủ, ngâm cũng tốt nhưng thực sự không biết có chứa nhiều chất gì, có tốt cho loại lan cần tưới không và quá trình ủ, tưới không vệ sinh bằng.
Mặc dù dùng loại phân nào, nhưng cách tưới phân vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng, dùng nhiều quá hoặc mật độ dày quá gây ảnh hưởng không tốt đến cây Phong lan. Tưới phân ít, loãng hoặc không tưới phân vẫn giữ cho lan sống còn chăm tưới phân nhiều mới làm cho lan yếu, chết.
Thời gian để tưới phân tốt nhất trong ngày hoặc vào buổi sáng sớm hay vào buổi chiều, không nên tưới vào buổi trưa. Tuy nhiên tùy theo mùa mưa mà có thể di chuyển lục tưới
phân cho lợi. Phải theo dõi "dự báo thời tiết" để tránh tưới phân vào lúc có mưa (mặc dù vào buổi sáng hay chiều). Thời gian cách nhau để tưới phân cũng hết sức quan trọng, và phải tưới phân từ nồng độ thấp tăng dần lên nồng độ cao, trong quá trình tưới phân cần theo dõi xem xét hình dạng ngoài cây Phong lan mà điều chỉnh lượng phân tưới. Trung bình chỉ nên tưới mỗi tuần một lần (nó còn tùy thuộc vào mùa mưa hay mùa khô, tùy thuộc vào nơi ít nắng hay dâm mát). Xen kẽ với các ngày tưới phân, cần bổ sung các ngày tưới nước cho hợp lý.
Nước tưới Phong lan không cầu kỳ lắm như mọi người tưởng trước đây, miễn sao nước thật sạch, không mặn, không lợ là được. Tuy nhiên, tốt nhất nên dùng nước mưa vì độ ph - 6 - 7, rất phù hợp với rễ Phong lan còn non. Sau đó có thể dùng đến nước giếng (cần tránh nước cứng), nước ao hồ, sông, rạch (chú ý độ ph và độ sạch của nước). Cuối cùng phổ thông và tiện lợi nhất vẫn là dùng nước máy, chỉ cần chú ý đến độ clo trong nước (để nước trong chum vại ít ngày cho bay hết clor).
Cách tưới nước cũng cần chú ý. Tốt nhất dùng vòi với các lỗ nhỏ và tưới vọt lên cao, hạt nước nhỏ li ti theo gió rơi nhẹ xuống cả cây Phong lan. Một số người có tập quán nhúng ngập đến miệng chậu Phong lan vào chậu nước lớn. Làm như vậy nước thấm đều vào trong từng kẽ than, kẽ gạch và ướt hết cả sơ dừa. Tuy nhiên vì nhúng nhiều chậu Phong lan rồi mới thay nước, bệnh cây dễ lây lan từ cây này sang cây nọ. Nguyên tắc tưới nước phải nhiều, đậm nhưng phải tư từ cho thấm đều, tránh dội nước ào vào cây Phong lan lượng nước nhiều nhưng ngấm ít và có khi làm thương tổn cây. Tưới nước cũng nên làm vào buổi sáng và sao cho cây được ẩm ướt suốt cho đến chiều mới phải tưới bổ sung.
Vào mùa khô, nếu trồng Phong lan nơi có độ nóng cao, chỉ nên làm ẩm ướt toàn bộ môi trường xung quanh, đừng tưới riêng cho cây Phong lan vì xưng quanh nóng sẽ phả hơi khô làm cây bị ngập. Lượng nước tưới tùy thuộc theo mùa. Đặc biệt trong mùa mưa phải đón giờ mưa để tránh khỏi mắc công vừa tưới nước, vừa làm cây bị ngập úng. Riêng đối với các loài trồng thành luống, phải tùy theo loại đất cô giữ nước hay không mà tưới sao cho vừa đủ.
2. SÂU BỆNH HẠI HOA LAN
a. Bệnh do nấm
Các loài Phong lan còn non, và các loài đưa ở rừng về có thể bị nhiễm một số nấm. Hiện giờ phổ biến là dùng Ridomil Gold để trừ bệnh đốm lá, thối đọt, nõn, đốm lá, vàng lá, thán thư, các loại nấm bệnh khác. Khi bị bệnh dùng 2-3g thuốc hòa tan trong 01 lít nước mỗi tuần phun một lần (nếu nặng có thể mỗi tuần 2 lần), khi chưa bị bệnh có thể phun loãng hơn chút cách nhau khoảng 2 tuần để phòng.
- Bệnh đốm lá: Do nấm Colletrotrichum gloesporiodes hay Glomerella cingulata gây ra. Trên lá Phong lan xuất hiện một hay vài đốm màu vàng sau chuyển dần sang màu nâu. Nó lan tràn dần và các đốm cũng lớn dần, làm cho lá bị phá hoại, không đủ khả năng quang hợp. Cần phát hiện kịp thời và cắt ngay các đoạn lá xuất hiện các đốm vàng. Sau đó xịt thuốc Ridomil.
Nguyên nhân bệnh có thể do bị nước nhiều hay do phân tưới có mang mầm bệnh. Do đổ vào mùa mưa nên che thêm cho giàn và giữ tỷ lệ bón cân đối giữa phân hữu cơ và vô cơ.
- Bệnh thối đọt: Do nấm Phytophtora palmivora gây ra, làm cho các đọt Phong lan bị đen lại. Lúc đầu ở gốc các lá non có màu nâu đậm sau đó trở thành đen và làm lá rụng dễ dàng. Bệnh lan dần xuống thân và làm chết cả cây. Nguyên nhân cơ bản cũng do nước đọng lại lâu ở gốc bẹ lá, làm nõn cây bị phá hoại. Do đó vào mùa mưa cố tránh không để giọt mưa rơi và đọng lại ở các nõn lá. Cũng như các bệnh khác, cần phát hiện kịp thời và cắt bỏ đi phần bị bệnh và làm khô môi trường quá ẩm ướt xung quanh. Nếu bệnh có chiều hướng gia tăng, cần phun thuốc để trị.
- Bệnh thối rễ và gốc: Do nấm Pellicularia rolsii và Sclerotium rolsii gây ra. Cây Phong lan bị vàng lá, rễ bị mềm nhũn và nâu lại. Bệnh thường bắt đầu lan từ đỉnh rễ rồi chuyền vào gốc thân. Do cây Phong lan trồng trong các chậu, bộ rễ bị che lấp nên khó thấy bệnh ngay, nhưng để ý thấy chậm phát triển, kèm theo có vài lá úa vàng, cần phải nhấc cây khỏi đám gạch, than để kiểm tra bộ rễ ngay. Nếu phát hiện sớm ở ít cây thì lấy toàn bộ cây ra khỏi chậu, xịt thuốc trực tiếp vào bộ rễ và ngưng việc tưới ẩm cho bộ rễ. Chất liệu trồng cũng chọn than, gạch lớn để có thể tiếp tục xịt thuốc tới cả bộ rễ. Chế độ tưới nước phải được xem xét lại, tránh để ấm quá lâu trong bộ rễ (nhất là vào mùa mưa), các vật liệu trồng không nên nhuyễn quá, cây Phong lan luôn phải chịu độ ẩm cao, không thông thoáng. Bỏ bớt giàn che để có nhiều nắng hơn làm cho môi trường nuôi trồng khô ráo hơn.
Nhìn chung, các bệnh cây do Nấm rất dễ gây hại cho Phong lan, nên khi đã trồng nhiều phải có kế hoạch phun thuốc thường xuyên, mặc dù chưa phát hiện được bệnh. Đối với Phong lan con, sau khi trồng cũng phải phun thuốc (1 muỗng cà phê Thiram pha trong 1 hi nước), cây Phong lan chiết cành, chồi, các vết thương có thể bôi vôi.
Lan thu hái ở rừng về, trước khi trồng vào chậu nên nhúng cả vào trong chậu nước có pha Ridomil loãng là tốt nhất. Sau đó hàng tháng phải được xịt thuốc và cách li ngay các cây có mầm bệnh.
b. Bệnh do vi khuẩn
Do loài vi khuẩn Erlninia carotolvora gây ra. Đầu tiên trên lá cây xuất hiên một vết mọng nước như bị bỏng, sau đó lan rộng ra rất nhanh làm cho cây như bị luộc chín, vàng ủng ra chết. Nếu phát hiện sớm thì cắt ngay đoạn lá bị rộp đó và tích cực phun thuốc oxyclorua đồng 1% , Bordeaux (1 kg sunphat đồng cộng với 1kg vôi sống hòa trong 100 lít nước trong các chậu xứ , đất, không để trong các thùng kim loại tưới liên tục trong cả tuần, nếu khỏi thì dừng ngay việc tưới thuốc đó. Nguyên nhân do tưới nước quá ẩm hay mùa mưa bị úng nước. Do đó cần che mưa rất kỹ cho cây, và tưới cây chỉ đủ độ ẩm và không để chậu Phong lan muôn bị ẩm lâu ngày.
c. Sâu hại phong lan
Rất nhiều loại côn trùng đến hại Phong lan từ mầm cây đến hoa quả.
- Rệp sáp, rất thích hút nhựa cây Phong lan kể cả cây nhỏ đến cây lớn, làm cho cây khô héo dần. Rệp sáp thuộc họ Cocoidea, có vỏ cứng màu nâu, lây lan do kiến đem đến. Nó phát triển rất mạnh ở các giàn lan bị che tối, do đó luôn phảicó ánh sáng trong giàn lan, thông thoáng và độ ẩm vừa phải. (Nếu có hiện tượng bị rệp sáp cần phơi các chậu Phong lan ra nắng) Rệp hút nhựa cây làm cây bị thương tổn lại là cơ sở cho các bệnh xâm nhập. Nếu trồng ít chậu thì có thể dùng bông tẩm dầu hôi để lau các mặt lá và dọc theo thân. (Nên làm vào buổi chiều để tránh sự cháy nắng lá).
- Rầy trắng, cũng hút nhựa cây làm cây khô héo dần. Nó được bọc bởi 1 lớp vảy màu trắng mịn và cũng thuộc họ Coccidea. Nếu sớm phát hiện có rầy trắng phá hoại, thì phun lên lá và thân dầu hôi với wofatox. Mỗi tuần phun 1 lần và làm cả mặt dưới lẫn mặt trên lá. Nếu cây bị nặng, thì gỡ cây khỏi chậu và ngâm trong dung dịch thuốc trên, rửa sạch các vết bẩn rồi trồng lại vào chậu khác. Tiếp tục làm vệ sinh quanh vườn và trong giàn (rẫy cỏ, phun thuốc sát trùng và chặt bỏ các cây có thể gây nguồn sâu bọ).
- Sâu: ấu trùng của các loài Bướm ngày và đêm cũng phá hoại lá Phong lan khá mạnh (Phá hoại lá có Chliaria, phá hoại rễ có lọi Creatonotus, Diacrisia). CÓ thể phòng trừ bằng
bắt sâu, hay thuốc pha loãng (Malathion, Gam ma BHC...).
- Gián: cắn phá rễ Phong lan rất nhanh, chúng thường ở ngay trong chậu Phong lan và lẫn trốn trong các khe than gạch, hoặc di chuyển từ nơi cống rãnh, chân cột giàn lên. Chúng rất thích ăn phần đầu rễ non làm cây bị tổn thương nặng, yếu đuối, tăng trưởng chậm và dễ nhiễm bệnh. Gián rất khó diệt vì chúng lẩn trốn kín, ban đêm mới ra cắn phá. Thường xuyên kiểm tra các chậu Phong lan bằng cách ngâm cả chậu (đến miệng) vào chậu nước lớn, gián sẽ phải bò ra (kể cả gián con), tốt nhất là dùng mồi có tẩm thuốc để nhử gián, sẽ diệt được cả gián trong chậu lẫn ở xung quanh. Một mẫu nhỏ bánh mì có tẩm thuốc (Zso-proposyl-phenil-N-Methylcarbonate) sẽ diệt được chúng về đêm. Sau đó phải làm vệ sinh toàn bộ nơi trồng Phong lan không để các chỗ cho chúng ẩn nấp.
- Rầy vàng có nhiều loài, trong đó chủ yếu thuộc loài Lem pectorallis phá hoại Phong lan nhiều nhất. Chúng thường làm hại nụ và hoa Phong lan, bằng cách đẻ trứng trên búp hoa và cắn phá mạnh cả cụm hoa (ấu trùng lớn màu đỏ vàng và nước tiết ra màu đỏ cam). Do đó mỗi khi cây bắt đầu cho nụ hoa phải kịp thời phát hiện và phun thuốc ngay. Rầy hay gieo hoan vào buổi tối do đó nên phun thuốc ngay vào buổi chiều, nó sẽ không hoạt động được.
- Rệp đỏ rất nhỏ bé, thường cắn mặt dưới lá làm lá có lấm tấm đen rồi rụng (như lá bị tàn nhang). Khi phát hiện có các đám nhỏ di động ở mặt dưới lá già phải có biện pháp xịt thuốc ngay. Dùng Malathion, Dicrotophos, hay imethoatephun cách 10 ngày 1 lần và cả 2 mặt lá.
Ngoài ra còn có thể thấy ở các vườn lan các loại Bọ Trĩ (côn trùng châm hút nhỏ có cánh), Rệp vảy (loại có vỏ cứng hay vỏ mỏng) Rệp bột (cơ thể mềm nhũn)... tất cả đều có thể bị tiêu diệt bằng cách phun thuốc.
Ngoài ra, vườn lan còn có thể bị nhiều loại động vật khác phá hoại như ốc sên, ong, châu chấu, chuột, chim..., do đó phái làm vệ sinh thường xuyên cả vườn, lẫn khu vực lân cận, bằng cách xếp dọn gọn gàng các thứ vật liệu gây trồng, loại bỏ các vật không cần thiết và phun thuốc thích hợp. Mặt khác khi phát hiện ra có sự phá hoại, phải kịp thời tìm bắt ngay.
Thuốc trừ bệnh Ridomil Gold 68WG
Thành phần: Metalaxy M40g/kg, Mancozeb 640g/kg, phụ gia và dung môi: 320g/kg
Sản phẩm của Syngenta Thụy Sĩ.
Khối lượng tịnh: 100g/gói
Đóng gói tại Syngenta Vietnam Ltd.,
Phân phối bởi Công ty Cổ phần Khử Trùng Việt Nam (VFC)
CÔNG DỤNG:
- Thuốc Ridomil Gold 68WG nội hấp cực mạnh trị vàng lá (chín sớm) hại lúa; sương mai hại cà chua, dưa hấu, vải thiều; thán thư hại xoài, điều; xì mủ cam; loét sọc mặt cạo cao su; chết cây con hại thuốc lá, lạc; thối nõn hại dứa; mốc sương hại nho; đốm cành hại thanh long; đốm lá hại ngô (bắp).
- Ridomil Gold 68WG tác dụng tiếp xúc, lưu dẫn mạnh, hấp thu nhanh và lưu chuyển tới khắp các bộ phận, nhanh chóng bảo vệ cây trồng 30 phút sau khi phun thuốc.
- Nhờ có hai họat chất hổ trợ nhau nên Ridomil Gold 68WG phòng trừ được nhiều lọai bệnh cây.
- Ridomil Gold 68WG tính lưu dẫn mạnh giúp bảo vệ tốt nhất bên trong lẫn bên ngoài cây trồng, hấp thu nhanh nên hạn chế rửa trôi khi trời mưa.
Bài viết để tham khảo, TỐT NHẤT để trị bệnh nhanh, đúng mọi người hãy nhanh chóng mang mẫu vật cây, lá bệnh hoặc tổn thương đến cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật để hỏi về loại bệnh và mua thuốc thích hợp. Không bắt buộc phải dùng Ridomil, trên thị trường còn có các loại thuốc khác cũng trị nấm bệnh được, miễn sao nhìn trên nhãn, bao gói có 2 thành phần Metalaxy và Mancozeb như của Ridomil là được.
Bài viết tham khảo nội dung từ cuốn Phong lan Việt Nam của tác giả Trần Hợp cùng mọt số nguồn khác và đã được phonglanrung.com biên sửa lại.
Bài viết còn sai sót mong được mọi người đóng góp ý kiến bằng cách bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc gửi email về: phonglanrung.com@gmail.com để tiếp tục chỉnh sửa.
Ai muốn chia sẻ bài viết thì ấn vào Chia sẻ (Share) chọn Facebook hoặc Google+. Xin cảm ơn.
sai lan rung qua ung toi muon donghanh dechoi cho cuoc doi dep hon
Trả lờiXóatốt
Trả lờiXóa