Chắc hẳn nhiều người, nhất là người mới trồng lan sẽ thấy rất khó khăn khi ra chợ mua hoa lan gặp trường hợp người bán bảo Cáo, mình nghĩ là Chồn, sau vài phút ngẫm nghĩ hay lại là Sóc nhỉ??? Có khi nhờ người quen ít hiểu biết về lan đi mua hộ lan Sóc, cầm về lại là
Đuôi Cáo? Có lúc đặt mua Đuôi Chồn qua mạng, đến lúc nhận hàng lại không giống như loại mà mình đang cần, sau đó gọi điện thoại tranh cãi abc…xyz…rất rắc rối.
Các bác thường ngày lên mạng internet tìm hiểu cũng rối tung vì trang web này copy nội dung của trang web khác trong khi bản gốc của nó không chính xác, mỗi nơi gọi một kiểu với hình ảnh minh họa không trùng khớp làm các bác không biết đường nào mà lần. Em đã thấy có nơi ghi “
Aerides multiflora: Giáng hương Đuôi Cáo, Sóc lào” trong khi đó là 02 loại khác nhau, rồi thì “
Ngọc điểm Đuôi chồn”, “
Ngọc điểm Đuôi Sóc”, “
Ngọc điểm Đuôi Cáo”, có cả chỗ ghi “
Đuôi chồn hay còn gọi là sóc ta, sóc lào”, có chỗ lại còn gọi “
Bạch vỹ hồ”, “
Giáng hương nhiều hoa” nữa...
Theo em thì những “
tên” trên nên bỏ hết, nó dài dòng và khó nhớ, ta chỉ cần nhớ và sử dụng ba cái tên tiếng Việt phổ biến nhất cho ba loại như sau:
Đuôi Cáo,
Sóc Ta,
Sóc Lào. Dần dần những cái tên loằng ngoằng kia sẽ bị quên lãng.
Mấu chốt là nắm chắc được tên gọi gắn với hình ảnh, dù người khác sử dụng các tên đồng danh ta vẫn biết được họ dang nói về loại lan gì.Ví dụ người khác nói Đuôi Chồn, đó là người ta quen gọi thế, ta cứ hiểu rằng họ đang nói về cây Sóc Ta.
Tốt nhất, chính xác nhất thì các bác hãy nhớ tên khoa học mà được thế giới công nhận, người ta phân chi lan chủ yếu theo kết cấu, hình dáng của một bông hoa:
- Aerides Rosea: Đuôi Cáo (ở một số nơi gọi Cáo bắc, nghe đến Cáo bắc ta suy ra nó là cây Đuôi Cáo)
- Aerides Multiflora: Sóc Lào
- Rhynchostylis Retusa: Sóc Ta (cũng có nơi gọi Đuôi Chồn, nghe nói đến Đuôi Chồn ta suy ra nó là cây Sóc Ta)
Aerides là chi lan Giáng hương, Rhynchostylis là chi lan Ngọc Điểm. Ta thấy Đuôi Cáo và Sóc Lào đều có chữ Aerides thì cùng là lan Giáng hương, vậy nó gần gũi với nhau hơn là Sóc Ta. Còn Sóc Lào với Sóc Ta nghe tên Việt có vẻ như liên quan đến nhau nhưng thực tế về mặt khoa học 02 loại này thuộc 02 chi khác nhau.
Không có quy định nào bắt buộc một loại lan chỉ có một tên tiếng Việt, nhưng ta hãy nhớ tên phổ biến nhất để gọi, điều này giúp quá trình trao đổi, mua bán, bàn luận đỡ được tình trạng ông nói gà bà nói vịt, nói một thôi một hồi mới ngớ ra mỗi người đang nói về một loại khác nhau.
Theo em nguyên nhân mọi người vẫn nhầm lẫn mấy loại lan này là do tên gọi giữa các vùng miền khác nhau chứ đặc điểm hình thái của chúng khác nhau khá rõ. Chỉ nhìn qua dáng cây và lá là phân biệt được 3 loại này rồi.
- Loại có bản lá phẳng, mỏng nhất trong 3 loại, nhận ra ngay đó là Đuôi Cáo Aerides Rosea.
- Còn 2 loại Sóc đều có lá dày, bản lá khép dạng chữ V ta so sánh giữa 2 loại để nhận biết:
+ Loại có hướng lá tỏa ra sát hơn; dáng lá ngắn và cong hơn; dáng lá tù tù mập mập; lá xanh hơi vàng; bóng hơn là Sóc Lào Aerides Multiflora.
+ Loại có hướng lá xếp thưa hơn; dáng lá dài và thẳng hơn; lá xanh sẫm hoặc xanh bạc; bề mặt lá xỉn xỉn ít bóng và rõ nhất là có sọc trắng mờ ở mặt dưới lá, đó là Sóc Ta Rhynchostylis Retusa.
Ta nhìn thêm một số ảnh này nữa để rõ:
Đuôi cáo bản lá phẳng, mỏng:
Sóc Lào lá rất dày, dáng lá từ gốc đến ngọn ngắn, đầu lá nhìn tròn tù như mũi kiếm cùn, lá xếp khá sát và các lá tỏa đều gần như song song:
Sóc Ta lá nhìn dài, thanh hơn, đầu lá nhọn hơn, có sọc trắng mờ, lá xếp sát nhưng tỏa ra các hướng với góc lớn hơn, như quạt nan:
So sánh về hoa:
Đuôi cáo thường ít chấm tím nhỏ, môi hoa xòe rộng giống Sóc Lào (chỗ khoanh tròn), điểm khác là chỉ có 1 vệt tím chạy dọc môi hoa.
Đuôi cáo
Sóc Lào màu hoa đậm đà nhất trong 03 loại, tím nhiều ở các cánh lưng và cánh bên, môi hoa cũng xòe rộng nhưng tím gần như toàn bộ môi
Sóc Lào
Sóc Ta thì có các chấm tím to hơn Đuôi Cáo xuất hiện loang lổ nhiều ở cánh bên và cánh lưng. Môi hoa hẹp hơn 02 loại giáng hương nhưng tím gần hết môi.
Sóc Ta
Đương nhiên màu hoa trong những ảnh mẫu này không đúng hoàn toàn với mọi trường hợp, còn tùy cây, tùy xuất xứ, chế độ chăm sóc dinh dưỡng, máy ảnh, cách chụp khác nhau mà màu sắc hoa biến thiên một chút nhưng về cơ bản là như vậy.
Trên đây là bài chia sẻ cách nhận biết 03 loại lan gây nhầm lẫn nhiều nhất về tên gọi, hy vọng bài viết có ích và giúp được mọi người trong việc nhận diện các loại lan này. Bài viết nếu có sai sót, mong nhận được ý kiến đóng góp bằng cách bình luận dưới bài viết này hoặc gửi email đến phonglanrung.com@gmail.com. Bạn có thể xem thêm bài viết
hướng dẫn cách ghép lan lên Gỗ, một kinh nghiệm thú vị cho những bạn mới chơi Hoa Lan.
Ai copy bài viết yêu cầu ghi rõ nguồn: phonglanrung.com
Các bác ủng hộ để em có động lực viết thêm các bài viết khác bằng cách ấn nút Chia sẻ ngay dưới bài viết này, chọn Facebook và click Đăng để lưu bài viết lên trang cá nhân của các bác. Chúc mọi người không còn gặp khó khăn với hổ báo cáo chồn ☺.
chuẩn không phải chỉnh-phong lan rưng viết bài cho wikipedia được đó
Trả lờiXóaAnh nói quá rồi :)
XóaRất hay cà có ích. Cảm ơn plr.
Trả lờiXóaKo có gì ạ
XóaRat hay va hoc hoj duoc rat nhjeu... thanks nhju ak
Trả lờiXóaCảm ơn bạn
XóaThanks bạn, thông tin chính xác
Trả lờiXóaCảm ơn bạn. Mua lan thì alo mình, SĐT và Zalo 0374 553 533 , về uy tín thì nhất
XóaLan đui sóc bao tiền 1kg anh ?
Trả lờiXóaDạo này mình ko bán hàng cân rồi, ko có
Xóashop mua lan này bao nhieu tien 1kg
Trả lờiXóaChuẩn và chính xác, cách phân biệt rõ ràng
Trả lờiXóaQuá hay, cảm ơn bác
Trả lờiXóaCảm ơn Bác. Nhưng em vẫn bị lừa. Vì chưa nhìn thấy cây sóc ta. Lên họ đưa sóc lào, không có để so sánh
Trả lờiXóaSóc ta thì mặt dưới lá phải có sóc trắng mờ, còn sóc lào và đuôi cáo thì không có sọc trắng bên mặt dưới lá
XóaQuá hữu ích luôn! Cám ơn nhiều!
Trả lờiXóaCảm ơn bạn. Bài viết này mình là người biên soạn, sau đó bọn nó copy
XóaĐúng,về fong lan từ lâu rồi các youtuber về fong lan cứ copy nội dung (ví dụ như về các sai lầm mà các vườn lan thườg mắc phải)copy ở các trag mạg khác và cả trên chíh youtube sau đó chỉnh sửa, đảo ngược thứ tự rồi đăng lên đặt tên thật kêu nhưg nội dung k có gì mới, cứ vậy mà nội dung nào cũg tràn lan giốg nhau. Ng đăng đăg đầu tiên mà sai là cả trăm kênh khác cũg sai như vậy. Mà sai với đa số zậy thì nó lại trở thành đúng...Loạn hết với lũ lười tư duy, thík ăn cắp thành quả, chất xám of ngkhac đổi tên khoe là of mình
Trả lờiXóaGiờ giới chơi lan mất chất rồi, không như xưa
Xóa